Bản quyền V-League là thước đo đánh giá khá sát mức độ hấp dẫn của giải đấu. Việc nâng cao chất lượng bản quyền đang là một trong những cách làm bóng đá đổi mới.
Bản quyền V-League của bóng đá Việt Nam đang là một trong những vấn đề nóng hổi trong nước. Khi mùa giải gần kết thúc, câu chuyện về các nhà đầu tư mua bản quyền giải đấu mùa tới lại được “hâm nóng”.
Bản quyền V-League được nâng cao giá trị theo từng mùa giải
Bản quyền V-League hay bản quyền của bất cứ giải đấu lớn nhỏ nào đều là thước đo về sự hấp dẫn. Tại Premier League, giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh, lợi ích từ việc phân phối bản quyền là một con số “khổng lồ”.
Những tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ việc giá trị bản quyền được nâng cao có thể kể đến Ban tổ chức giải đấu, Tập thể các câu lạc bộ. Chưa hết, việc các cầu thủ nổi tiếng có thể nhờ đó tăng sức hút của thương hiệu cá nhân cũng là đáng kể.
Trong những ngày qua, báo chí Việt Nam xôn xao thông tin về việc bản quyền V.League từ mùa giải sau, tức là mùa bóng 2023 sẽ có giá trị truyền hình cao tới gấp 20 lần so với bản hợp đồng năm nay.
Rõ ràng không chỉ Ban tổ chức mà giới truyền thông lớn cũng cảm thấy vui mừng. Sự cố gắng của các CLB, các cá nhân được ghi nhận. Không nói quá khi đây là một bước tiến quan trọng của V.League. Vấn đề này là nút thắt rất lâu trong hành trình phát triển bóng đá Việt Nam.
V-League cần học hỏi cách làm truyền thông của các giải đấu lớn
Trong gần 20 năm qua, những đơn vị “làm bóng” vẫn loay hoay giải bài toán đầu ra cho việc bản quyền V-League. Giá trị mang lại sau mỗi mùa giải thực sự không “bõ bèn” gì so với số tiền mà các “ông bầu” phải đầu tư vào các CLB.
Rõ ràng với những con số không đủ lớn, chia phần cho các CLB cũng sẽ chẳng còn được là bao. Đây là điều khác biệt cơ bản nhất của một giải đấu “Chuyên nghiệp” non trẻ với một giải đấu “Chuyên nghiệp” truyền thống.
Ở Premier League, trận đấu Play Off giành vé thăng hạng luôn là trận đấu thu hút rất nhiều sự theo dõi. Số tiền 100 triệu bảng là con số mà mỗi CLB ngay lập tức được cấp khi thăng hạng. Cả thế giới theo dõi giải đấu này và theo thời gian, dự kiến con số “sàn” sẽ còn được nâng cao.
Với những CLB thương hiệu, họ có quá đỗi nhiều nguồn thu bởi thị trường rộng lớn. Từ việc bán bản quyền hình ảnh, bản quyền truyền thông, bán áo đấu, kỷ vật, bán cầu thủ,… việc kêu gọi các nhà đầu tư lớn có lẽ không là vấn đề.
>>>> Xem thêm: CLB HAGL1-1 Topeland Bình Định: Điểm Nhấn Phút Bù Giờ
Những đơn vị truyền thông hàng đầu đã “để ý” tới V-League
Quay lại với V.League, FPT là đơn vị truyền thông chủ động bắt tay với Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) quyết định mua bản quyền mùa giải của V.League. Đây là bước đột phá cho dấu hiệu về một thời kỳ tươi sáng của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
Bán bản quyền V-League, VPF là đơn vị đầu tiên được hưởng lợi. Giá trị bản quyền truyền hình nâng lên khiến giải bóng đá chuyên nghiệp của quốc gia càng ổn định hơn, nhất là về tài chính. VPF có nguồn lực vững vàng để có thể mở mang cơ cấu hạ tầng, sân bãi và cơ sở vật chất.
Mỗi mùa giải qua đi, không có ít những quyết định sai lầm từ các vị vua áo đen. Công nghệ VAR trên thế giới đã được áp dụng rất rộng rãi, dù vậy nó rất tốn kém, chi phí vận hành cũng chẳng hề “hạt dẻ”. Mùa giải 2023 hay sau nữa, chắc chắn sẽ rất khó để đưa công nghệ tiên tiến này vào sân cỏ Việt Nam.
Bán bản quyền V-League, VPF hoàn toàn có khả năng và điều kiện để chia sẻ doanh thu cho các câu lạc bộ tham gia. Việc “chia sẻ” này được thể hiện dưới nhiều dạng như nâng cấp giải đấu, mở rộng quy mô tổ chức, trang thiết bị cho thi đấu, tập luyện… điều này thậm chí còn có ích cho cá nhân các cầu thủ.
V-League chuyên nghiệp “non trẻ” nhưng có nhiều hy vọng
Bản quyền V-League có thể mang về cho các đội bóng một nguồn kinh phí vững tay hơn. Hoạt động kinh doanh của các CLB, nâng cấp cơ sở vật chất, chuyển nhượng hay đào tạo cầu thủ, phát triển môi trường bóng đá trẻ sẽ trở nên “dễ vẽ vời” hơn.
Tập đoàn FPT là một trong những đơn vị truyền thông uy tín, mạnh mẽ và đa ngành nghề. Việc đưa V-League và hình ảnh của V-League lồng luồn trong hoạt động kinh doanh của đơn vị truyền thông này là một điều đáng mừng.
Mỗi giải đấu, trận đấu hay thậm chí là giao hữu, hình ảnh các câu lạc bộ và cầu thủ sẽ được FPT truyền tải nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Sức lan tỏa trên nhiều lĩnh vực thực sự là chất xúc tác quá tốt cho một giải đấu thời đại 4.0.
Như vậy bản quyền V-League hay bất cứ bản quyền truyền hình giải đấu nào khác nói lên tầm cỡ của giải đấu đó. Giải vô địch quốc gia thực sự đang rất cần những cú hích mạnh mẽ như vậy. V-League hoàn toàn có thể chờ đợi một đơn vị truyền thông nước ngoài nào đó đặt vấn đề mua bản quyền trong tương lai. Hãy cùng Xem Thể Thao tham khảo những tin tức trên về bản quyển V-League nhé.